Chống thấm sàn mái hiệu quả
Sàn mái, sân thượng là vị trí chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ thời tiết (nắng trực tiếp thường xuyên, mưa rào lớn, gió
khô.....). Vì vậy sàn mái dễ bị hỏng, nứt nẻ, các vị trí thi công thoát nước mái không tốt còn có thể bị ứ đọng nước gây rêu
mốc...qua thời gian sàn mái sẽ bị thấm. Để chống thấm hiệu quả cần thiết kế và thi công đúng tiêu chuẩn, sử dụng chất
chống thấm sàn mái tối ưu. Ngoài ra hệ thống thoát nước mái phải được thiết kế thi công đạt tiêu chuẩn, sử dụng vật liệu
đường ống, thoát nước mái tốt.
Nguyên nhân sàn mái bị thấm dột
- Phương pháp chống thấm không hiệu quả: Chống thấm sử dụng phương pháp màng khò, khi dán màng khò không khít mép hoặc qua thời gian sử dụng màng khò co giãn. Khi đó nước sẽ theo các khe này ngấm vào sàn mái.
- Hệ thống thoát nước mái kém (đường ống thoát nước quá bé, đường ống thoát nước bị tắc, cầu chắn rác trên sân thượng bị tắc...)
- Chống thẩm cổ ống thoát nước mái không tốt
- Trong quá trình thi công, không kiểm soát kĩ, kiểm tra độ ẩm trước khi lát gạch khiến ứ đọng nước ngay từ ban đầu xây mới.
- Ngay từ ban đầu có biện pháp chống thấm nhưng sử dụng vật liệu kém, phương pháp thi công không đúng
- Kết cấu chưa ổn đinh do bảo dưỡng kém, hoặc không sử dụng thêm phụ gia có độ co giãn cần thiết cho bê tông hồ vữa, dẫn đến tạo ra các vết nứt lớn.
Phương pháp, quy trình thi công chống thấm sàn mái hiệu quả và phổ thông hiện nay
1. Chuẩn bị
- Khảo sát lên bản thiết kế chuẩn và chi tiết cho việc chống thấm sàn mái, thoát nước sàn mái
- Sử dụng thợ trực tiếp thi công có kinh nghiệm, tay nghề cao
- Dụng cụ thi công tiêu chuẩn và đầy đủ
- Xi măng, chất chống thấm sàn mái
2. Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt sàn mái
vệ sinh sạch sẽ sàn mài trước khi thi công chống thấm là điều cần thiết nhằm giúp gia tăng hiệu quả thi công tốt đa.
- Sử dụng khoan, dụng cụ đục lớp vữa cũ bám trên nền để mài phẳng bề mặt sàn mái
- Vệ sinh sạch sẽ rêu mốc, các lớp sơn, vôi cũ bám kém trên bề mặt sàn mái
- Dọn vệ sinh, rửa sạch và để khô (làm khô) bề mặt sàn mái
- Xử lý các khe nứt lớn bằng chất chống thấm co giãn CT-14 của KOVA hoặc các hãng tương đương
- Đối với các sàn mái mới cần để hơn 21 ngày để ổn định kết cấu
- Nếu bề mặt sàn mái khô hoặc nóng quá, cần làm ẩm trước khi thi công chống thấm
3 . Chống thấm sàn mái bằng chất chống thấm (CT-11A hoặc tương đương)
Bước 1: Phủ 2-3 lớp chống thấm CT-11A sàn lên toàn bộ sàn mái, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ. Để lớp cuối khô cứng khoảng
3-4 ngày.
Bước 2: Cán hồ bảo vệ lớp chống thấm đồng thời để lót gạch, hoặc phủ lớp sơn chống nóng cho sàn mái CN-05.
Lớp sơn chống nóng sàn CN-05 dai cứng, chịu ẩm ướt, chịu tia UV, đặc biệt có khả năng cách nhiệt cực tốt, giúp giảm đáng
kể nhiệt độ cho phòng tầng dưới. Đồng thời cũng tạo phẳng cho sàn mái nếu không lót gạch.
4. Hệ thống thoát nước mái
Một sàn mái có chống thấm tốt đến đâu nhưng hệ thống thoát nước mái không hoạt động hiệu quả, gây úng ngập thường xuyên thì việc thấm nước là không tránh khỏi. Vì vậy cần chú ý đến hệ thống thoát nước mái, cũng như các sản phẩm thoát nước mái (như cầu chắn rác inox, phễu thu nước gang đúc,phễu thu kèm cầu chắn rác....).
Hiện nay để hỗ trợ chống thấm tốt, các dự án thường sử dụng loại phễu thu nước mái có thân bằng gang đúc kèm cầu chắn rác bên trên, phần thân gang của thoát mái này có thể được đặt ngay vào khi đổ bê tông.
(Hình ảnh: phễu thu mái kèm cầu chắn rác, quả cầu chắn rác inox)
(Hình ảnh: cầu chắn rác làm bằng nan inox dầy)
(Hình ảnh: Rọ chắn rác inox 2 lớp)