Quá trình thoát nước mưa của hệ thống Siphonic
Quá trình thoát nước mưa của hệ thống Siphonic diễn ra như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quá trình này. Mời các bạn cùng đọc.
Hệ thống thoát nước mưa Siphonic đã ứng dụng nguyên lý Áp suất âm để quá trình thoát nước mưa diễn ra hiệu quả hơn, với 4 giai đoạn như sau:
*Giai đoạn 1: Dòng chảy trọng lực
Hình 1: Dòng chảy trọng lực
Khi mưa bắt đầu xuất hiện, lưu lượng nước mưa lúc này vẫn còn nhỏ, nước sẽ chảy qua các cửa xả vào trong đường ống. Nước sẽ chảy theo hệ thống ống hoàn toàn qua tác động của độ dốc mái cùng với trọng lực. Hệ thống thoát nước mưa Siphonic ở giai đoạn này sẽ hoạt động giống như một Hệ thống thoát nước mưa trọng lực thông thường và dòng chảy giai đoạn này được định nghĩa là “Dòng chảy trọng lực”, không khí sẽ chiếm phần lớn không gian bên trong đường ống.
*Giai đoạn 2: Dòng chảy sóng
Hình 2: Dòng chảy sóng
Khi lưu lượng nước mưa nhiều hơn, nước ở trong máng nhiều sẽ chảy qua các cửa xả vào đường ống và ép cho phần không khí bên trong đường ống tạo thành những gợn sóng liên tục bên trong của thành ống. Dòng chảy bên trong lòng ống vẫn tuân theo nguyên tắc “Dòng chảy trọng lực” nhưng sẽ có thêm những gợn sóng liên tục nên được gọi là “Dòng chảy sóng”, nước đang từ từ lấp đầy ống.
*Giai đoạn 3: Dòng chảy bọt khí
Hình 3: Dòng chảy bọt khí
Khi nước mưa trên mái tăng cao hơn, lượng nước trên máng lúc này đã gần sấp xỉ tấm chắn không khí của phễu siphonic, nước chảy qua các cửa xả chống xoáy đã gần như hoàn toàn đầy ống tuy nhiên vẫn còn bọt khí xuất hiện bên trong của dòng chảy, hiệu ứng Siphonic lúc này bắt đầu được kích hoạt. Hệ thống Siphonic đã hoạt động nhưng chưa đạt giá trị cực đại của hệ thống.
*Giai đoạn 4: Dòng chảy điền đầy ống
Hình 4: Dòng chảy điền đầy ống
Lưu lượng nước mưa vẫn tiếp tục tăng, nước trong máng dâng cao hơn tấm chắn không khí của phễu Siphonic. Khi đó nước mưa sẽ qua các cửa xả chảy vào đường ống, điền đầy đường ống và không có bọt khí. Hiệu ứng Siphonic lúc này hoạt động với hiệu suất cực đại, nước mưa được rút ra rất nhanh với tốc độ rất cao. Giai đoạn này được gọi là “Dòng chảy điền đầy ống”. Quá trình này được lặp đi lặp lại cho đến khi mực nước trên mái (hoặc máng) giảm xuống dưới tấm chắn không khí của phễu Siphonic. Khi mực nước dần thấp hơn vách ngăn không khí khiến không khí tràn vào đường ống trở lại và phá vỡ Hiệu ứng Siphonic, hệ thống lại trở lại giai đoạn 3/2/1.
Quá trình cứ lặp đi lặp lại theo chu kỳ 1-2-3-4 và ngược lại cho đến khi thoát hết nước trên mái (hoặc máng)
Hình 5: Chu kỳ hoạt động của Hệ thống Siphonic